CHÚ GIẢI TIN MỪNG
THỨ NĂM SAU LỄ HIỂN LINH
TIN MỪNG: Lc 4,14-22
Noel Quesson - Chú Giải
Bài đọc I: 1 Ga 4, 19 - 5,4
Các con thân mến, chúng ta hãy yêu mến Thiên Chúa vì Người đã yêu thương chúng ta trước...
Không phải trên công nghiệp liêng mà chúng ta xây dựng niềm tin tưởng của chúng ta. Nếu, xét đời tư, âu là chúng ta lẽ có nhiều lý do để mà khiếp sợ Thiên Chúa.
Nhưng tất cả đặt trên sự kiện là Thiên Chúa đã yêu thương chúng ta trước, mọi công nghiệp về phía chúng ta . Người yêu chúng ta như thực tại của chúng ta, nghĩa là như những tội nhân.
Người không yêu chúng ta vì chúng ta đáng yêu, hấp dẫn, vì chúng ta sẽ khác... Người yêu chúng ta đã làm cho chúng ta đáng yêu, để cứu vớt chúng ta.
Người yêu chúng ta... trước hết là những kẻ hư hỏng đáng ghê tởm, đầy ích kỷ... Người yêu chúng ta đúng với thực tại chúng ta.
Lạy Chúa, xin cảm tạ, vì Chúa đã yêu con như thế.
Nếu ai nói mình yêu mến Thiên Chúa mà lại ghét anh em mình, thì là người nói dối.
Thánh Gioan dám so sánh thái độ của tôi đối với Chúa, với thái độ của tôi đối với ông X Bà Y...
Thái độ của tôi đối với người lân cận là bản trắc nghiệm thái độ của tôi đối với Thiên Chúa.
Nếu tôi không thể chịu đựng, yêu thương người nào trong số bạn bè, cha mẹ, lân bang... tôi cũng không thể yêu mến Thiên Chúa.
Và nếu tôi nói mình yêu mến Thiên Chúa trong trường hợp này, tôi là kẻ nói dối. .
Vì người anh em mình xem thấy mà không thương yêu họ được, thì làm sao yêu mến Thiên Chúa là Đấng mình không thấy được.
Trọn luận chứng nằm vào phần sau của câu văn. Gioan là người thực tiễn, thật ra : yêu một thực thể "vô hình" có thể làm cho chúng ta ảo tưởng... đó là một tình cảm dễ dàng.. Nhưng tình yêu, sự chịu đựng, sự đón nhận thường ngày một thực thể cụ thể gần gũi chúng ta thì có thể kiểm chứng được Người ta biết rõ là có chịu đựng thực thể hay không ?
Yêu tha nhân, người ta thấy được, là phương thế kiểm soát tình yêu đối với Thiên Chúa người ta không thấy.
Những anh em mà tôi thấy này là ai ? Chú ý và đừng ảo tưởng. Tôi lược lại trong trí nhớ mọi khuôn mặt của những người mà tôi thấy. Đối với tôi, họ là khuôn mặt của Thiên Chúa tôi không thấy.
Lạy Chúa, xin cho con biết tiếp nhận những nghịch lý trong đời sống huynh đệ. . .
Xin giúp con yêu thương mọi người mà Chúa ban cho con.
Đây là giới răn chúng ta lãnh nhận nơi Thiên Chúa . Ai yêu mến Thiên Chúa, thì cũng phải yêu thường anh em mình nữa.
Một sự nhấn mạnh. Thánh Gian đã nhiều lần nói với chúng ta điều đó. Chỉ trong đoạn văn đọc hôm nay cũng được lập lại ba lần.
Yêu mến. Thiên Chúa.
Yêu thương Anh em.
Đây phải là điểm quy chiếu thường xuyên mỗi khi chúng ta xét mình. Tôi có yêu thương không ? Có yêu mến Thiên Chúa không ? Có yêu thương anh em không ? Phải diễn tả tình yêu nấy cách cụ thể như thế nào ?
Đừng mơ mộng tình yêu này.
Trước hết, khởi từ điều khiêm tốn nhất, cơ bản nhất : dung thứ, chấp nhận những khác biệt, chịu đựng; làm cho đời dễ chịu hết sức có thể.
Rồi tới mức hoàn hảo hơn: giúp đỡ nhau, gánh vác trách nhiệm chung, chia sẻ cởi mở tối đa, thông hiệp, làm nên một.
Do điều này mà chúng ta biết mình yêu thương con cái Thiên Chúa, là hễ chúng ta yêu mến Thiên Chúa, thì chúng ta phải thực hành giới răn của Người.
Yêu tha nhân (ở đây gọi là con cái Thiên Chúa) bắt nguồn từ tình yêu Thiên Chúa. Đây nói về việc yêu thương "những người Chúa yêu".
Thiên Chúa yêu ông X... bà Y mà tôi khó yêu.
Ghi tên cụ thể trên những chấm lửng trên.
Bài đọc II: Lc 4,14-22
Một việc hiển linh khác của Chúa Kitô. Người tự tỏ lộ tại làng quê, nơi mà Người đã lớn lên. Và Người tự biểu hiện hoàn toàn khác với những gì người ta thường tưởng nghĩ.
Chúa Giêsu trở về Galilêa trong quyền năng của Thánh Thần. Và danh tiếng Người đồn khắp miền xung quanh. Người giảng dạy trong các hội đường của họ, và ai nấy đều ca tụng Người.
Phải, đó cũng là một việc hiển linh , tiếp theo một chuỗi những việc lạ thường... Bỗng nhiên con người trở nên sáng giá.
Ngay từ đầu sứ vụ, Chúa Giêsu đã nhận được vinh quang: Người lôi cuốn nhiều đám đông. Những kẻ thù nghịch sau này nói về Người... đó là một tên "lôi cuốn" (Mt 27, 63).
Lạy Chúa khi chúng con thành công, xin giúp chúng con sống như' chúa, trong bình an, vì biết rằng thành công nào cũng mang tính mỏng dòn, để biết tạ ơn Chúa Cha vì những công việc mà Người đã trao phó để chúng ta thi hành.
Người đến Nadarét là nơi Người sinh trưởng. Và theo thói quen của Người, Người vào hội đường ngày Sabát, và đứng dậy đọc sách.
Hội đường là nơi mà cộng đoàn Do Thái tập họp. Ngày Sabát được cử hành trong mỗi nhà qua các nghi thức và kinh nghiệm tại gia. Nhưng người ta cũng được mời gọi đến cử hành tại hội đường, nhờ việc đọc chung sách luật hay sách các tiên tri, tiếp theo là một bài diễn giảng và hát Thánh vịnh. Mọi người Do Thái trưởng thành đều có thể phát ngôn tại đó. Nhưng thói quen thường dành vai trò diễn giải cho những người có tầm hiểu biết khả quan, vì họ đã học Kinh thánh (Cv 13,115).
Danh tiếng của Chúa Giêsu, những. bài diễn giảng mà Người" trình bày ở chỗ khác, làm cho người ta nóng lòng chờ đợi lời Người...
Người đứng dậy, Người bước lên bục giảng.
Tôi chiêm ngưỡng Chúa Giêsu, đứng thẳng đang đọc.
Người mở sách và gặp đoạn của tiên tri Isaia.
Người ta có cảm tưởng Người có ý định kiếm đoạn này trước.
Gặp chỗ có chép rằng: "Thánh Thần Chúa ở trên tôi. Vì Chúa đã xức dầu cho tôi, sai tôi đi rao giảng Tin Mừng cho người nghèo khó".
Cảm động biết bao khi nghĩ rằng, chính chúng ta đang đọc những bản văn mà mắt Chúa Giêsu đã lướt qua, những bản văn mà Người đã công bố trên môi miệng, những bản văn mà Người đã suy tư và đã áp dụng cho chính Người.
Một cách cụ thể, đọc Kinh thánh là một cách nối kết ta với tư tưởng của Chúa Giêsu. Lạy Chúa chỗ gì con luôn trung thành với việc đọc Kinh thánh như thế. Xin ban cho con lòng hâm mộ Kinh thánh.
Chúa Giêsu xếp sách lại trao cho viên phụ trách, đoạn ngồi xuống. . .
Luca tả lại cho ta diễn tiến lễ nghi cách chi tiết. Chúa Giêsu chịu phục tùng các nghi thức tầm thường này. Kinh thánh đáng kính trọng.
Sự lộn xộn không bao giờ là một dấu hiệu tôn kính:
Trong những cử chỉ mà người ta thể hiện, người ta minh chứng điều người ta gọi như : thiêng thánh và quan trọng. Tôi chiêm ngắm những cử điệu nghi thức của Chúa Giêsu, diễn tả trọn vẹn tình yêu Người đối với Chúa với những bản văn thánh.
Mọi người đều đưa mắt chăm chú nhìn Người,
Người bắt đầu nói với họ rằng: "Hôm nay đã nghiệm lời Kinh thánh tại các ngươi vừa nghe."
Đó chính là nguyên tắc của diễn giải, mà vai trò cốt yếu là áp dụng Lời vĩnh cửu và đời đời vào cái hôm nay của con người.
Lạy Chúa, xin soi sáng cho những vị đang mang trách nhiệm trong Giáo hội của Chúa hôm nay, thuộc mọi dân tộc... để họ biết thực sự dịch Tin Mừng của Chúa trong ngôn ngữ của những người đồng thời.
Giáo phận Nha Trang - Chú Giải
NHẬN THỨC VÀ ÁP DỤNG:
1. Chúa Giêsu Tự tỏ mình qua việc quyềnnăng thần khí thúc đẩy.
Khi Chịu phép rửa ( Mt 3,16 -27) ở sông Giođan Chúa Giêsu đã nhận lãnh Thánh Thần và bây giờ khi khởi sự đi giao giảng, Chúa Giêsu cũng giao giảng trong quyền lực của Chúa Thánh Thần qua Bí Tích Rửa Tội,nhất là bí Tích Thêm Sức Người kitô hữu đã được nhận lãnh Chúa Thánh Thần. Vì thế trong cuộc sống và công việc mình làm đều phải tin cậy vào quyền lực của Chúa Thánh Thần. Tĩnh tâm và cầu nguyện là cách hữu hiệu nhất để ý thức và đón nhận ơn Chúa Thánh Thần
2. Người giảng dạy trong các hội đường :
Hội đường là nơi người Do-thái đến cầu nguyện và học Thánh Kinh. Chúa Giêsu đã thi hành sứ vụ tiên tri của mình bằng cách giảng dạy dân chúng trong Hội đường.
Nhà thờ là nơi quy tụ giáo dân đến thờ phượng Thiên Chúa và học hỏi giáo lý, Người tông đồ là phải biết nhiệt tình chăm lo hướng dẫn cho giáo dân sống đạo trong các giờ cử hành phụng vụ
3. Đức Chúa Giêsu đến Na-da-rét nơi Người sinh trưởng :
Chúa Giê su không quên bổn phận làm Người là gắn bó với quê hương xứ sở,bằng cách người đã trở về nơi sinh trưởng và Người Chu toàn bổn phận cứu thế bằng cách vào hội đường giảng dạy dân chúng
Người tông đồ đã dâng mình cho Chúa nhưng vẫn còn phải gắn bó với quê hương xứ sở , gia đình vì thế các hội dòng tông đồ nào cũng cho phép các tu sĩ trở về thăm gia đình, quê hương những tu sĩ luôn luôn phải thể hiện vai trò tông đồ của mình ngay tại gia đình và quê hương.
4. Lời tiên tri I-sai -a (62,1-2) áp dụng cho Chúa Giêsu, cũng áp dụng cho người tông đồ. Vì thế chúng ta phải nhạy cảm trong việc đói khát Lời Chúa, Giáo lý của Chúa và nhất là Thánh Ý Chúa của Giáo dân để đáp ứng bằng những công tác phục vụ giảng dạy thăm viếng ủy lao :
- Mở dạy kẻ mê muội
- An ủi kẻ âu lo
- Thăm viếng kẻ liệt
Dẫn đưa kẻ tội lỗi trở về
5. Hôm nay đã ứng nghiệm lời kinh Thánh vừa nghe:
"Hôm nay": Một kiểu nói diễn tả tính cách hiện tại của ơn cứu độ nhân loại.Người tông đồ phải nêu cao tính cách hiện tại trong công tác tông đồ như sự hiện diện gương sáng hành động may mắn,lời nói và việc làm cụ thể, thực tế và hiệu quả.
6. Chúa Giêsu vào hội đường:
Chúa Giêsu chọn khung cảnh phục vụ để tỏ mình mạc khải về mình khi người áp dụng cho mình lời tiên tri I-sai-a về sứ vụ Đấng Cứu Thế Chúng ta có thể tìm gặp Chúa nơi cử hành phụng vụ nhất là phụng vụ Thánh Lễ.
Cách tỏ mình này cho thấy Người dùng cách bình dị, gần gũi khiêm tốn để tỏ mình cho chúng ta và như vậy, Người cho thấy ơn cứu Độ không ở đâu xa mà do nơi chính Người.
Phục vụ mùa Giáng Sinh giúp ta khám phá ra sự hiện diện của Thiên Chúa Và ngay trong Thánh lễ này, chúa Giêsu Đấng cứu Thế Đang hiện diện giữa chúng ta và trong mỗi người khi chúng ta hiệp lễ.Chúng ta hãy sốt sắng thờ lạy,chúc tụng,và cảm ta Chúa trong tâm tình hiệp dâng Thánh lễ hôm nay.